Một nồi lẩu ngon sẽ không thể thiếu được rau. Thế nhưng, việc lựa chọn và ăn rau như thế nào cũng rất quan trọng đấy nhé.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Mặc dù, cả cà chua và khoai lang đều rất giàu vitamin C nhưng sẽ là sai lầm nếu như bạn kết hợp chúng với hải sản.
Theo đó, vitamin C nếu gặp phải asen pentavenlent có trong hải sản sẽ trở thành một chất độc mà dân gian vẫn gọi là thạch tín. Chúng có thể gây ngộ độc thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Bạn sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, đầy hơi hay táo bón nếu như nhúng rau mồng tơi vào lẩu bò.
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Vì trong giấm có chứa nhiều axit. Do vậy, nếu ăn cùng thịt dê sẽ làm cho những thành phần dinh dưỡng của loại thịt này bị biến mất.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Thịt gà kỵ với rau kinh giới. Nếu bạn ăn chúng cùng với nhau sẽ dễ gặp phải tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Khi ăn lẩu riêu cua tốt hơn hết bạn không nên ăn cùng với cần tây hay khoai lang. Điều này sẽ làm cho quá trình hấp thụ protein bị ảnh hưởng. Thậm chí khoai lang khi ăn với lẩu cua còn là nguyên nhân gây sỏi thận.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Khi ăn lẩu gà, bạn có thể lựa chọn một số loại rau ăn kèm gồm có ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối,…Những loại rau này không chỉ ngon mà còn giúp cho món ăn trở thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Còn với lẩu riêu cua bạn có thể chọn ăn cùng rau chuối, hoa chuối hay rau muống.
Với lẩu vịt bạn nên chọn rau muống va rau ngổ.
Nếu ăn lẩu bò hãy dùng rau cải, rau cần, hành tây hay nấm…
Tổng hợp