×
×

Cúng Rằm tháng 7 đừng chỉ cúng ngày 15: Đây mới là ngày đẹp nhất trong tháng, cầu tài cầu may đều thuận

Theo lịch vạn niên, đây là ngày thuận lợi để Cúng Rằm tháng 7, cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.

Cúng ngày Rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?

Rằm tháng 7 năm nay nhằm vào thứ Tư, ngày 30/8/2023 Dương lịch. Theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước chính ngọ (12h) ngày 15 tháng 7 Âm lịch (năm nay rơi vào khoảng từ ngày 17/8 đến 30/8 Dương lịch).

Thời điểm cúng rằm tháng 7 đẹp nhất năm nay được cho là ngày 13/7 Âm lịch, tức ngày 28/8 Dương lịch. Theo lịch vạn niên, đây là ngày thuận lợi để cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.

Cúng Rằm tháng 7: Nghi lễ, mâm cỗ & những lưu ý quan trọng

Tuy nhiên, phần lớn gia đình khi cúng rằm tháng 7 chỉ hướng đến việc tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ, cảm tạ thần linh, cũng như thể hiện lòng từ bi, thương xót đến những vong hồn cô đơn đói khổ nên không quá coi trọng việc chọn ngày để cầu tài lộc, công danh phú quý. Vì vậy, ngày cúng được xác định dựa vào điều kiện của mỗi gia đình sao cho thuận tiện nhất, thường là ngày có nhiều thời gian rỗi để có thể chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm, miễn là cúng trước 12h ngày rằm tháng 7.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?

Nghi lễ cúng rằm tháng 7 bao gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn) với thời điểm và cách thức thực hiện khác nhau.

Mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đầy đủ cần những gì?

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 bao gồm: Lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên, lễ cúng cô hồn.

Mâm cúng rằm tháng 7 để cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật.

Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.

Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ…

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm những gì: Cúng gia tiên, cúng cô hồn

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7

Đối với mâm cúng rằm tháng 7 để cúng gia tiên thường sắp xếp “trên chay dưới mặn” tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm… Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Khi bày mâm cúng, nếu người cúng là trưởng tộc thường cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

Mâm cúng cô hồn tháng 7 đơn giản

Mâm cúng cô hồn tháng 7, hay còn gọi là cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ba ly cốc nhỏ, ba cây nhang, hai ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì theo quan niệm có thể khơi dậy tham, sân, si.

Lưu ý, món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Dân gian tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện.

Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc cúng vàng mã cũng nên hạn chế. Nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí.

Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Phật giáo Việt Nam có tính nhập thế khi được du nhập vào Việt Nam, vì thế các chùa thường tổ chức lễ cúng chúng sinh.

Related Posts

Khi về già, nằm trên giường bệnh, bạn sẽ hiểu: Trên đời này chỉ có hai người thân thiết nhất với bạn thôi!

Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn đã trải nghiệm thế giới, bạn đã nhìn thấy quá nhiều cảnh chia tay, khiến xung quanh bạn ngày…

Để cây ra nhiều hoa, hãy nhớ 5 ‘câu thần chú’ sau, đây chính là chìa khóa giúp hoa nở rộ

Những người nào thích trồng cây ra hoa thì hãy nhớ những mẹo nhỏ sau đây, tránh viêc hoa bị rụng, thối rễ. 1. Hoa nở không…

Táo cắt miếng thường dễ bị thâm và hỏng, bạn đã nắm được thời gian tối đa để ăn táo sau khi bổ, tránh gây ngộ độc

Quả táo khi đã thâm không chỉ ăn không ngon mà còn có nguy cơ khiến bạn bị tiêu chảy, ngộ độc. Táo cắt lát có xu…

Mẹo dùng túi nylon để thông tắc bồn cầu, vừa nhanh gọn, đơn giản lại không mất tiền

Dù bỏ túi nylon vào bồn cầu sẽ gây tắc nghẽn nhưng bạn cũng có thể sử dụng túi nylon để thông tắc bồn cầu bằng mẹo…

Con vật được xem như ‘lộc trời cho’, chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg

Rắn mối nhìn bề ngoài trông đáng sợ, không ai dám ăn. Tuy nhiên, trên thị trường, giá của rắn mối có thể lên tới 200.000-350.000 đồng/kg…

Tết Trung thu cận kề, hướng dẫn chi tiết cách làm chó bưởi siêu dễ thương, đẹp như ngoài tiệm

Chú chó bưởi xinh xắn giúp mâm bánh kẹo Trung thu thêm phần đẹp mắt, bạn hoàn toàn có thể làm thành công chú chó bưởi xinh…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.